Kiểm chứng và các nguyên tắc khác Wikipedia:Nguồn

Bản quyền và đạo văn

Đừng đạo văn hay vi phạm bản quyền khi sử dụng các nguồn tham khảo. Bạn hãy tự tóm tắt lại nội dung trong nguồn bằng lời văn của mình càng nhiều càng tốt. Khi trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải sát sao một nguồn, bạn hãy dùng các chú thích trong hàng và đề tên nguồn/tác giả ngay trong câu văn.

Theo quy định của Wikipedia về quyền và nghĩa vụ của người đóng góp, đừng dẫn liên kết tới những nguồn vi phạm bản quyền của người khác. Bạn có thể liên kết đến các trang web đã được cấp phép để dùng tác phẩm có bản quyền đó, hoặc bạn có thể sử dụng tác phẩm đó theo quy định về sử dụng hợp lý. Cố ý hướng người khác đến nội dung vi phạm bản quyền có thể bị coi là vi phạm bản quyền. Nếu có lý do để cho rằng một nguồn nào đó vi phạm bản quyền thì đừng sử dụng nó. Điều này đặc biệt quan trọng khi liên kết đến các trang web như Scribd hoặc YouTube, bạn cần thận trọng để tránh liên kết đến nội dung vi phạm bản quyền.

Tính trung lập

Ngay cả khi thông tin trong bài đều được dẫn từ các nguồn đáng tin cậy, bạn phải trình bày nó với thái độ trung lập (TDTL). Bạn hãy viết bài sau khi đã nghiên cứu các nguồn kỹ lưỡng. Tất cả bài viết phải tuân thủ TDTL, trình bày tất cả quan điểm đa số và thiểu số được các nguồn đáng tin cậy công bố một cách công bằng, tương ứng với mức độ nổi bật của từng quan điểm trong lĩnh vực đó. Không cần phải thêm các quan điểm thiểu số vào bài bách khoa, ngoại trừ trong các bài viết dành cho chính các quan điểm đó. Nếu các nguồn mâu thuẫn nhau, hãy lập luận phân bổ trong văn bản: "Nguyễn Văn A lập luận X, trong khi Phan Văn B duy trì quan điểm Y" kèm theo các chú thích trong hàng. Bản thân các nguồn không cần phải có thái độ trung lập, và thật sự là luôn có những nguồn tuy khả tín nhưng lại không đứng ở vị trí trung lập. Công việc của người viết bách khoa chỉ đơn giản là tóm tắt lại những gì các nguồn đáng tin cậy nói.

Nổi bật

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Độ nổi bật

Nếu không thể tìm ra các nguồn độc lập, đáng tin cậy thì Wikipedia không cần có bài viết về chủ đề đó; hay nói cách khác, chủ đề đó hoàn toàn không nổi bật.

Nghiên cứu chưa công bố

Quy định về không đăng nghiên cứu chưa công bố (NCCCB) liên quan chặt chẽ đến quy định kiểm chứng, trong đó yêu cầu rằng:

  1. Tất cả nội dung trong các bài viết Wikipedia đều phải xuất phát từ một nguồn xuất bản đáng tin cậy, tức là phải có một nguồn đã xuất bản đáng tin cậy cho nội dung đó, cho dù nguồn có được cung cấp trong bài hay không.
  2. Các nguồn phải hỗ trợ nội dung một cách rõ ràng và trực tiếp: quy định về NCCCB nghiêm cấm việc suy luận từ nhiều nguồn để đưa ra các kết luận mới, cách hiểu mới chưa hề tồn tại.
  3. Bạn hãy viết bài bách khoa dựa trên phần lớn là các nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Nguồn sơ cấp chỉ phù hợp trong một số trường hợp. Để biết thêm thông tin, hãy đọc phần Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba của quy định NCCCB và đoạn văn về Tránh lạm dụng các nguồn sơ cấp của quy định TSNDS.